Final Stage thành lập vào năm 2004 với 5 thành viên, không ai trong ban là nhạc công chuyên nghiệp. Đội hình của Final Stage đã có một số thay đổi sau 6 năm hoạt động với nhiều khó khăn chủ yếu đến từ công việc và học tập. Năm 2006 ban nhạc cho ra demo đầu tay "Vô tội", gọi là ‘demo’ nhưng ấn bản này đã được ban nhạc đầu tư khá tốt. “Vô tội” (2006) đã nhận được tín hiệu phản hồi tốt từ các rockfan cả 3 miền. Năm 2007, ban nhạc tiếp tục cho ra mắt EP "Dung thứ là đau khổ", EP này chỉ gồm 2 bài, trong đó có bản ballad duy nhất của ban nhạc cho đến nay là “Bức tường ký ức”. Lúc này, đội hình ban nhạc đã thực sự ổn định để bắt tay thu âm cho album chính thức đầu tiên – “Sân khấu cuối cùng”.
Không dừng lại ở phần lời hát được viết hoàn toàn bằng tiếng Việt, trong album “Sân khấu cuối cùng”, Final Stage còn sử dụng nhiều làn điệu dân ca Việt Nam vào các sáng tác của mình. Thử nghiệm đưa chất liệu dân gian vào rock đã từng có tiền lệ ở Việt Nam cũng như thế giới, nhưng với dòng “khó” và “nặng” như death metal thì đây có thể xem như một thử nghiệm liều lĩnh nhưng không kém thú vị.
Các ca khúc trong album "Sân khấu cuối cùng" ko nhằm kể những chuyện quá cao xa mà chính là những câu chuyện có thật, diễn ra xung quanh cuộc sống của các thành viên ban nhạc.
"Nỗi ám ảnh trên bậc cầu thang" kể lại tuổi thơ của một cậu bé, vốn không khỏe mạnh, những năm tháng niên thiếu gắn liền với nỗi sợ hãi mỗi khi phải dò dẫm bước lên cầu thang trong chính căn nhà của mình.
"Vãn hồi" là những ghi chép mang tâm trạng của một người đang dõi theo tình trạng sức khỏe nguy kịch của người thân. Ca khúc này được viết khi người cha của Phạm Việt Dzũng (guitar) đang nằm trên giường bệnh, không lâu sau thì qua đời.
“Dung thứ … là đau khổ” - tựa đề nghe hơi gợn tai này thực lại là những gì nhạc phẩm muốn truyền tải. Đứng trước sự phản bội trong tình yêu, người đàn ông dằn vặt bởi lòng vị tha lúc này va đập với bản năng và lòng tự hãnh. Tha thứ có thể thanh thản nhưng đau đớn không ít hơn sự phản bội kia.
Bản ballad ”Bức tường ký ức”, ca khúc duy nhất không gào thét của album là những dòng suy tư của một người trẻ tuổi về những tháng ngày sống và yêu gấp gáp đã qua.
"Phán xét” là những giây phút của một tử tù trước khi bị hành hình.
"Trí khôn của ta đây" là phép nói ẩn dụ: những con người khoác lên mình niềm kiêu hãnh thô kệch ngụy tạo cho trí óc rỗng. Hay nói đơn giản là sự mỉa mai của những người "thùng rỗng kêu to".
"Hành trình thiêng liêng" là bản hào ca của ban nhạc. Ca khúc hơi hướng một chút Power metal thuộc diện dễ nghe nhất album.
"Sân khấu cuối cùng" - ca khúc cùng tên album, cũng là sự cắt nghĩa cho cái tên của ban nhạc mà nhiều người vẫn đặt câu hỏi. Cuộc sống như một vở kịch mà trong đó mỗi người hóa thân thành một vai diễn. Dù là ai, diễn vai nào, cuối cùng cũng sẽ đối diện với chính bản thân mình trên sân khấu đời.
Không dừng lại ở phần lời hát được viết hoàn toàn bằng tiếng Việt, trong album “Sân khấu cuối cùng”, Final Stage còn sử dụng nhiều làn điệu dân ca Việt Nam vào các sáng tác của mình. Thử nghiệm đưa chất liệu dân gian vào rock đã từng có tiền lệ ở Việt Nam cũng như thế giới, nhưng với dòng “khó” và “nặng” như death metal thì đây có thể xem như một thử nghiệm liều lĩnh nhưng không kém thú vị.
Các ca khúc trong album "Sân khấu cuối cùng" ko nhằm kể những chuyện quá cao xa mà chính là những câu chuyện có thật, diễn ra xung quanh cuộc sống của các thành viên ban nhạc.
"Nỗi ám ảnh trên bậc cầu thang" kể lại tuổi thơ của một cậu bé, vốn không khỏe mạnh, những năm tháng niên thiếu gắn liền với nỗi sợ hãi mỗi khi phải dò dẫm bước lên cầu thang trong chính căn nhà của mình.
"Vãn hồi" là những ghi chép mang tâm trạng của một người đang dõi theo tình trạng sức khỏe nguy kịch của người thân. Ca khúc này được viết khi người cha của Phạm Việt Dzũng (guitar) đang nằm trên giường bệnh, không lâu sau thì qua đời.
“Dung thứ … là đau khổ” - tựa đề nghe hơi gợn tai này thực lại là những gì nhạc phẩm muốn truyền tải. Đứng trước sự phản bội trong tình yêu, người đàn ông dằn vặt bởi lòng vị tha lúc này va đập với bản năng và lòng tự hãnh. Tha thứ có thể thanh thản nhưng đau đớn không ít hơn sự phản bội kia.
Bản ballad ”Bức tường ký ức”, ca khúc duy nhất không gào thét của album là những dòng suy tư của một người trẻ tuổi về những tháng ngày sống và yêu gấp gáp đã qua.
"Phán xét” là những giây phút của một tử tù trước khi bị hành hình.
"Trí khôn của ta đây" là phép nói ẩn dụ: những con người khoác lên mình niềm kiêu hãnh thô kệch ngụy tạo cho trí óc rỗng. Hay nói đơn giản là sự mỉa mai của những người "thùng rỗng kêu to".
"Hành trình thiêng liêng" là bản hào ca của ban nhạc. Ca khúc hơi hướng một chút Power metal thuộc diện dễ nghe nhất album.
"Sân khấu cuối cùng" - ca khúc cùng tên album, cũng là sự cắt nghĩa cho cái tên của ban nhạc mà nhiều người vẫn đặt câu hỏi. Cuộc sống như một vở kịch mà trong đó mỗi người hóa thân thành một vai diễn. Dù là ai, diễn vai nào, cuối cùng cũng sẽ đối diện với chính bản thân mình trên sân khấu đời.